Ủy ban về các vấn đề bình đẳng

Ủy ban về các vấn đề bình đẳng là cơ quan chính phủ vừa độc lập và cũng vừa trung lập, với nhiệm vụ là thúc đẩy sự bình đẳng và can thiệp vào tình trạng phân biệt đối xử. Ủy ban về các vấn đề bình đẳng cũng là cơ quan tường thuật của Phần Lan về các tệ nạn buôn người và cơ quan kiểm soát việc thực hiện quy định trục xuất ra khỏi nước. Nhiệm vụ của ủy ban còn có cả việc theo dõi và cải thiện vị trí cũng như quyền lợi của những người nước ngoài. Lãnh vực hoạt động của ủy ban về các vấn đề bình đẳng là rộng lớn. Các nhiệm vụ khác nhau đều có điểm chung là kiểm soát và cải thiện nhân quyền và các quyền lợi cơ bản.
 

Can thiệp vào tình trạng phân biệt đối xử và thúc đẩy sự bình đẳng

Nhiệm vụ trọng tâm của Ủy ban về các vấn đề bình đẳng là thúc đẩy sự bình đẳng cũng như ngăn ngừa và can thiệp sự phân biệt đối xử. Nhiệm vụ của Ủy ban về các vấn đề bình đẳng là đánh giá và đảm bảo rằng những quyền lợi của con người được thực thi ở một mức công bằng nhất có thể. Các nhiệm vụ và phạm trù về quyền hạn của Ủy ban đã được ghi ra trong sắc luật về bình đẳng cũng như trong sắc luật về Ủy ban các vấn đề bình đẳng. 

Trên thực tiễn công việc của Ủy ban các vấn đề bình đẳng là, chẳng hạn như hướng dẫn, làm rõ những trường hợp cá thể, thúc đẩy việc hòa giải giữa đôi bên, huấn luyện, thu thập thông tin cũng như gây ảnh hưởng đến việc ban hành luật pháp và hoạt động của các cơ quan chính quyền. Ủy ban cũng có thể đưa một sự việc liên quan đến tình trạng phân biệt đối xử đến tận Hội đồng về bình đẳng và bình quyền hoặc tòa án để xét xử. Ủy ban hợp tác làm việc nhiều với các ban ngành có liên quan, các công việc có ảnh hưởng đến việc cải thiện sự bình đẳng, cũng như ngăn ngừa và can thiệp tình trạng phân biệt đối xử. 

Có thể nhờ đến sự trợ giúp của Ủy ban các vấn đề bình đẳng nếu như cảm thấy hay phát hiện ra sự phân biệt đối xử về tuổi tác, nguồn gốc xuất thân, quốc tịch, ngôn ngữ, tôn giáo, lập trường, chính kiến, hoạt động chính trị, hoạt động nghiệp đoàn, các mối quan hệ gia đình, tình trạng sức khỏe, tình trạng khuyết tật, xu hướng tình dục, hoặc một lý do cá nhân khác nào đó.
 

Trong vai trò tường thuật các tệ nạn buôn người

Ủy ban các vấn đề bình đẳng hoạt động như một cơ quan tường thuật tệ nạn buôn người ở Phần Lan. Nhiệm vụ của cơ quan tường thuật tệ nạn buôn người là kiểm soát một cách độc lập và trung lập công tác chống lại tệ nạn buôn người ở Phần Lan. Mục tiêu công việc của người tường thuật là thúc đẩy cho việc nhận dạng các nạn nhân của vụ buôn người, và họ nhận được sự giúp đỡ, và những quyền lợi của họ được đảm bảo. Chẳng hạn như Ủy ban tiến hành điều tra tệ nạn buôn người và các hiện tượng liên quan đến nó. Ủy ban cũng có thể cung cấp những hướng dẫn mang tính tư pháp và trong các trường hợp ngoại lệ Ủy ban có thể hỗ trợ cho các nạn nhân của vụ buôn người tại phiên tòa. 
 

Kiểm soát việc trục xuất ra khỏi nước

Một trong những nhiệm vụ của Ủy ban các vấn đề bình đẳng với tư cách một cơ quan chính phủ đứng ngoài và độc lập là kiểm soát quá trình thực hiện việc trục xuất những người nước ngoài đang có sắc lệnh bị trục xuất và buộc quay trở về. 

Trọng tâm của công tác kiểm soát của Ủy ban các vấn đề bình đẳng là đánh giá quá trình thực thi việc trục xuất dưới góc độ nhân quyền và các quyền cơ bản.

Trong công tác kiểm tra thực tiễn việc kiểm soát có thể thay đổi, xét về mức độ rộng lớn, bằng cách bao gồm tất cả các giai đoạn của quá trình trục xuất, hoặc chỉ nhắm vào một giai đoạn nào đó của quá trình trục xuất. Các điểm chủ chốt của công tác kiểm soát là việc trả về mà trong đó cảnh sát đi kèm theo những người bị trả về. Công tác kiểm soát tập trung chủ yếu vào việc trục xuất những người đang ở vị trí dễ bị tổn thương, cũng như việc trục xuất về các quốc gia có nhiều thử thách (thí dụ Afganistan và I-rắc), và những vụ trục xuất mà trong đó có nguy cơ cao về việc sử dụng vũ lực.

Ủy ban các vấn đề bình đẳng không có quyền hạn gián đoạn công việc trục xuất, can thiệp vào công tác thi hành việc trục xuất, vào việc sử dụng vũ lực, hoặc vào thời điểm trục xuất.

Cải thiện các quyền lợi cho người nước ngoài

Các nhiệm vụ của Ủy ban về vấn đề bình đẳng còn bao gồm công việc cải thiện chỗ đứng và các quyền lợi cho người ngoại quốc. Thêm vào đó, dựa theo bộ luật người nước ngoài Ủy ban các vấn đề bình đẳng còn có vai trò đặc biệt như là người bổ sung các quyền an toàn cho người ngoại quốc, cũng như trong công tác kiểm soát việc thực hiện những quyền lợi của họ. Ủy ban có quyền hiện diện trong một số vấn đề liên quan đến những người xin tị nạn hoặc việc trục xuất người nước ngoài. Ủy ban cũng có quyền hạn rất rộng trong việc xin cung cấp thông tin đối với những vấn đề liên quan đến người nước ngoài. Ủy ban có quyền đăng nhập vào hệ thống dữ liệu cá nhân liên quan đến người nước ngoài (hệ thống dữ liệu người nước ngoài), và có quyền nhận được thông tin, chẳng hạn như tất cả các quyết định đã ban hành của sở di trú và tòa án hành chánh, dựa theo bộ luật người nước ngoài.

Phân biệt đối xử

Phân biệt đối xử là tình trạng mà một người nào đó bị đối xử tệ hơn người khác vì một yếu tố mang tính cá nhân. Tất cả mọi người đều có quyền được đối xử bình đẳng và nạn phân biệt đối xử bị nghiêm cấm trong nhiều bộ luật quốc dân, trong luật bình đẳng, trong bộ luật hình sự cũng như trong các hiệp ước quốc tế về nhân quyền. Theo luật bình đẳng thì không ai được phân biệt đối xử vì tuổi tác, nguồn gốc xuất thân, quốc tịch, ngôn ngữ, tôn giáo, lập trường, chính kiến, hoạt động chính trị, hoạt động nghiệp đoàn, các mối quan hệ gia đình, tình trạng sức khỏe, tình trạng khuyết tật, xu hướng tình dục, hoặc một lý do cá nhân khác nào đó. 


Tôi có bị phân biệt đối xử hay không?

Việc trở thành đối tượng của nạn phân biệt đối xử thường là một trải nghiệm nặng nề và thiên nhiều về yếu tố tinh thần. Nếu bạn nghi ngờ rằng mình đã bị phân biệt đối xử, ở Phần Lan này có nhiều cơ quan chức năng để bạn có thể liên lạc và họ có thể giúp bạn đánh giá tình hình. Có thể là bản thân mỗi người sẽ khó đánh giá được, rằng trong sự việc xảy ra đã có sự phân biệt đối xử trái với luật pháp hay không. Ủy ban các vấn đề bình đẳng sẽ đánh giá vấn đề của bạn một cách đặc biệt dựa trên bộ luật về bình đẳng. 

Việc đánh giá tình trạng phân biệt đối xử bắt đầu bằng việc nhận dạng sự đối xử khác biệt. Khi nhận dạng sự đối xử khác biệt vấn đề cốt lõi là phải đặt câu hỏi, rằng tôi đã có bị đối xử bằng một cách khác so với mọi người hay không? Bản thân việc đối xử khác nhau với mọi người không phải là bị cấm đoán. Nó chỉ bị cấm đoán khi mà lý do của việc đối xử đó mang một lý do phân biệt đối xử nào đó liên quan đến cá nhân mà đã bị nghiêm cấm. Thêm vào đó trong vấn đề cũng phải có sự xuất hiện của những sự việc cho thấy sự đối xử khác biệt được thật sự nảy sinh từ một lý do phân biệt đối xử đã bị nghiêm cấm. Sự việc này có thể là, chẳng hạn như, biểu hiện của người phục vụ khách hàng đối với sự khuyết tật hay xuất xứ của đương sự như là một cơ sở cho việc đối xử khác biệt. 
 

Khi bạn liên lạc đến Ủy ban các vấn đề bình đẳng 

Các chuyên viên tại văn phòng của Ủy ban các vấn đề bình đẳng sẽ đánh giá tất cả những thông tin về phân biệt đối xử đã liên lạc đến Ủy ban. Dù rằng đương sự cảm thấy có đủ cơ sở trở thành nạn nhân của sự phân biệt đối xử, sự việc không nhất thiết là một trường hợp phân biệt đối xử như đã quy định trong bộ luật về bình đẳng. Trong những trường hợp như thế này Ủy ban các vấn đề bình đẳng không có đủ thẩm quyền để đánh giá vấn đề. Khi đó thích hợp nhất là một cơ quan chính quyền khác nào đó sẽ đánh giá sự việc. Ủy ban các vấn đề bình đẳng cũng không có thẩm quyền đánh giá các trường hợp riêng lẻ về phân biệt đối xử xảy ra trong công việc. 

Ủy ban các vấn đề bình đẳng cố gắng trong phạm vi năng lực của mình giúp đỡ những liên lạc đến Ủy ban một cách tốt nhất. Nếu như Ủy ban không thể tự ra tay hành động trong vấn đề của bạn, ban phục vụ khách hàng có thể hướng dẫn người liên lạc có thể nhận được sự trợ giúp từ các cơ quan chính quyền nào. Trải nghiệm về sự đối xử bất công không phải lúc nào cũng là tình trạng phân biệt đối xử. Ủy ban cũng không thể bác bỏ những quyết định mà các cơ quan chính quyền khác đã ban hành. 
 

Các hình thức phục vụ khách hàng

Bạn có thể liên lạc đến Ủy ban các vấn đề bình đẳng: 

  • Bằng cách điền vào mẫu đơn (trong các vấn đề phân biệt đối xử)
  • Bằng cách gửi email vào địa chỉ: [email protected]
  • Bằng cách điện thoại đến ban trực
  • Ban trực hoạt động vào mỗi thứ Ba, thứ Tư và thứ Năm từ 10 đến 12 giờ, số điện thoại: 0295 666 817
  • Bằng cách gửi thư
  • Thông qua dịch vụ trò chuyện trên mạng (chat) vào mỗi thứ Hai và thứ Tư từ 13 đến 15 giờ, cũng như mỗi thứ Sáu từ 10 đến 12 giờ (trên trang mạng của chúng tôi)
  • Các cuộc gặp gỡ cá nhân phải luôn luôn thỏa thuận trước

Văn phòng của Ủy ban các vấn đề bình đẳng phục vụ bạn bằng tiếng Phần Lan, tiếng Thụy Điển và tiếng Anh. Nếu có nhu cầu bạn có thể liên lạc bằng các ngôn ngữ khác nữa. Các dịch vụ của văn phòng đều là miễn phí. Các nhân viên của Ủy ban các vấn đề bình đẳng đều có nghĩa vụ giữ bí mật, chẳng hạn như đối với những vấn đề nhạy cảm liên quan đến cuộc sống riêng tư cá nhân.
 

Khi vấn đề của bạn có liên quan đến tình trạng phân biệt đối xử

Có thể liên lạc đến Ủy ban các vấn đề bình đẳng nếu như đã gặp phải hoặc phát hiện ra tình trạng phân biệt đối xử. Ủy ban các vấn đề bình đẳng sẽ tư vấn và chỉ dẫn, cũng như có thể giúp đỡ trong việc làm rõ các nghi vấn về tình trạng phân biệt đối xử. 

Mẫu đơn để liên lạc

Khi vấn đề của bạn có liên quan đến tệ nạn buôn người, sự kiểm soát việc trục xuất ra khỏi nước, hoặc các vấn đề về người nước ngoài

Ủy ban các vấn đề bình đẳng không hoạt động với tư cách người giám sát việc trục xuất khỏi nước hoặc làm công tác khách hàng với tư cách là người tường thuật sự việc buôn người.

  • Trong các sự việc liên quan đến tệ nạn buôn người bạn có thể liên lạc bằng email đến địa chỉ: [email protected].
  • Nạn nhân của các tệ nạn buôn người có quyền nhận được sự trợ giúp từ phía tổ chức giúp đỡ các nạn nhân của tệ nạn buôn người: http://www.ihmiskauppa.fi/ 
  • Nhiều tổ chức khác, như Rikosuhripäivystys (ban trực dành cho nạn nhân các vụ án), Pakolaisneuvonta (phòng tư vấn cho người tị nạn), Pro-tukipiste (điểm hỗ trợ Pro) và Monika-Naiset liitto ry (nhóm liên kết Monika dành cho phụ nữ), cũng có các dịch vụ trợ giúp cho nạn nhân của nạn buôn người.
  • Trong các vấn đề liên quan đến việc kiểm soát quá trình trục xuất khỏi nước, bạn có thể liên lạc bằng email vào địa chỉ: [email protected]
  • Trong các vấn đề liên quan đến người nước ngoài, bạn có thể liên lạc bằng email vào địa chỉ: [email protected]


Các thông tin liên lạc

Email/điện thư: (ban phục vụ khách hàng và ban tiếp nhận đơn): [email protected]
Liên lạc cho giới báo đài / ban phụ trách thông tin: [email protected]
Các vấn đề liên quan đến tệ nạn buôn người: [email protected]
Các vấn đề liên quan đến kiểm soát việc trục xuất khỏi nước: yvv(at)oikeus.fi
Địa chỉ email của các nhân viên trong ủy ban có dạng: tên.họ@oikeus.fi

Các số điện thoại:

Ban phục vụ khách hàng: 0295 666 817 (ban trực điện thoại làm việc từ thứ Ba đến thứ Năm, từ 10 đến 12 giờ)
Tổng đài: 0295 666 800
Liên lạc dành cho giới báo đài / Ban phụ trách thông tin: 0295 666 813 hoặc 0295 666 806
Số fax: 0295 666 829

Địa chỉ:

Địa chỉ bưu chính: Yhdenvertaisuusvaltuutetun toimisto, PL 24 00023 Valtioneuvosto
Địa chỉ văn phòng: Ratapihantie 9, Helsinki